Cấu tạo Sừng hồng hoàng

Hồng hoàng mũ cát sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Indonesia, Malaysia, miền Nam Thái Lan và cực nam Myanmar. Đây là loài chim lớn, có da trần quanh cổ với màu xanh lam ở con mái, màu đỏ anh đào ở con trống, lông đuôi đen trắng, tiếng kêu vang vọng của chúng từng là một âm thanh quen thuộc, chúng thường làm tổ trong hốc cây dễ nhận biết, khiến thợ săn dễ dàng tìm ra chúng, chúng nặng khoảng 03 kg. Chúng là loài chim hồng hoàng duy nhất trên thế giới có một chiếc mỏ sừng đặc mà nhiều nhà sưu tầm và kẻ đầu cơ tìm kiếm để làm tác phẩm điêu khắc cỡ nhỏ, đồ trang sức và trang trí, dẫn đến một mức giá cao hơn cả ngà voi.

Chúng có cục u tạo thành từ chất sừng (một loại protein sợi) kéo dài dọc phần trên mỏ đến hộp sọ. Chiếc sừng cứng như sắt này có thể chiếm 11 % trọng lượng con chim. Phần sừng đỏ kéo dài dọc từ phần trên mỏ đến hộp sọ, được cho là phát triển từ thói quen giao chiến hàng giờ của nó, bề mặt trơn nhẵn và sắc vàng do các chất tiết ra từ tuyến dầu vì các loài chim sử dụng đầu để xoa chất dầu bảo vệ từ tuyến này lên bộ lông, chân và bàn chân. Có hơn 60 loài chim mỏ sừng sinh sống ở châu Phi và châu Á, tất cả đều có sừng rỗng, trừ chim hồng hoàng mũ cát, chỉ duy nhất chim hồng hoàng này là có mỏ đặc ruột. Con trống sử dụng chiếc sừng trong những cuộc giao chiến. Ngoài ra, cả chim trống và mái đều dùng chiếc sừng như một dụng cụ đào côn trùng từ những thân cây mục ruỗng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sừng hồng hoàng http://www.acstones.com/gemofmonth/2005/gemofmonth... http://www.tribalartsdirectory.com/ArtAreas/home.n... http://antg.cand.com.vn/Khoa-hoc-Ky-thuat-hinh-su/... http://danviet.vn/the-gioi/dai-gia-trung-quoc-va-c... http://giadinh.net.vn/xa-hoi/dieu-it-biet-ve-loai-... https://vnexpress.net/khoa-hoc/loai-chim-co-chiec-... https://vnexpress.net/khoa-hoc/thoi-quen-khien-chi... https://web.archive.org/web/20050307171936/http://... https://news.zing.vn/con-khat-sung-do-bi-kich-tuye...